Tên Gọi Cần Thơ
Theo nhà nghiên cứu Huỳnh Minh, trong quyển sách sưu khảo Cần Thơ xưa và nay xuất bản năm 1966 thì có hai truyền thuyết sau: Khi chưa lên ngôi vua, Nguyễn Ánh vào Nam đã đi qua nhiều nơi ở vùng châu thổ Sông Cửu long. Một hôm đoàn thuyền của chúa đi theo sông Hậu vào địa phận thủ phủ Trấn Giang (Cần Thơ xưa). Đêm vừa xuống thì đoàn thuềyn cũng vừa đến vàm sông (Bến ninh kiều ngày nay). Giữa đêm trường canh vắng, vọng lại nhiều câu ngâm thơ, hò hát, tiếng đàn, tiếng sáo hoà nhau nhịp nhàng. Chúa thầm khen về một cảnh quan sông nước hữu tình và ban cho con sông này cái tên đầy thơ mộng là Cầm Thi giang. Dần dần 2 tiếng Cầm Thi lan truyền rộng trong dân chúng và nhiều người nói trại ra thành Cần Thơ. Tên Cần Thơ nghe thấy hay và đẹp nên được người trong vùng chấp nhận và cùng gọi là Sông Cần Thơ.Một truyền thuyết khác cho rằng sông Cần Thơ ngày xưa ở hai bên bờ dân chúng trồng rất nhiều rau cần và rau thơm. Ghe thuyền chở nhiều loại rau cần, rau thơm qua lại mua bán đông vui từ năm này qua năm khác. Có thể từ đó người địa phương gọi sông này là sông Cần Thơm, sau nói trại là Cần Thơ.
Đến năm 1876, khi Pháp chiếm huyện phong phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên Sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ, rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ. Về hai tiếng Tây Đô, trước nay chưa có một văn bản nhà nước nào chính thức gọi Cần Thơ là Tây đô (Thủ đô miền tây). Tuy nhiên do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại, công kỹ nghệ và cả quân sự đều ở turng tâm khu vực châu thổ sông cửu long nên từ trước đến nay Cần thơ được coi là vị trí trung tâm của vùng.
Theo bài báo Cần Thơ xưa của nhà nghiên cứu Sơn Nam đăng liên tiếp nhiều kỳ trong báo Cần Thơ năm 1994 thì từ tháng 2 năm 1919, trên tạp chí Nam Phong đã đăng loạt bài du ký Một tháng ở nam kỳ của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà văn, nhà báo đầu tiên ở miền bắc vào viếng miền nam. Bài báo có đoạn viết "Cần thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu miền tây (La capitale de L'Ouest - Tây Đô). Đường phố thênh thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn." Chính hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của Cần Thơ đã từng tồn tại, phát triển qua các thời kỳ, tạo cơ sở để trước nay không ai bảo ai mà nhiều người ở nhiều nơi vẫn thường gọi Cần thơ là Tây Đô.
Đến năm 1876, khi Pháp chiếm huyện phong phú, lập ra hạt mới thì đã dùng tên Sông Cần Thơ để đặt tên cho hạt Cần Thơ, rồi sau đó là tỉnh Cần Thơ. Về hai tiếng Tây Đô, trước nay chưa có một văn bản nhà nước nào chính thức gọi Cần Thơ là Tây đô (Thủ đô miền tây). Tuy nhiên do vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, thương mại, công kỹ nghệ và cả quân sự đều ở turng tâm khu vực châu thổ sông cửu long nên từ trước đến nay Cần thơ được coi là vị trí trung tâm của vùng.
Theo bài báo Cần Thơ xưa của nhà nghiên cứu Sơn Nam đăng liên tiếp nhiều kỳ trong báo Cần Thơ năm 1994 thì từ tháng 2 năm 1919, trên tạp chí Nam Phong đã đăng loạt bài du ký Một tháng ở nam kỳ của ông Phạm Quỳnh. Đây là nhà văn, nhà báo đầu tiên ở miền bắc vào viếng miền nam. Bài báo có đoạn viết "Cần thơ có cái vẻ mỹ miều xinh xắn, sạch sẽ phong quang, thật xứng tên làm tỉnh đầu miền tây (La capitale de L'Ouest - Tây Đô). Đường phố thênh thang, nhà cửa san sát, các nhà buôn Tây cũng nhiều hơn, có chỗ coi xinh đẹp hơn ở Sài Gòn." Chính hoàn cảnh địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, chính trị, văn hóa, xã hội của Cần Thơ đã từng tồn tại, phát triển qua các thời kỳ, tạo cơ sở để trước nay không ai bảo ai mà nhiều người ở nhiều nơi vẫn thường gọi Cần thơ là Tây Đô.